Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự giải tán Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_VIII

Từ khi Đảng Dân chủ Việt Nam[1]Đảng Xã hội Việt Nam thành lập năm 1944 và 1946 đã có nhiều hoạt động tham gia và đóng góp vào cách mạng cả hai miền Việt Nam (Màu Đảng kỳ của Đảng Dân chủ chính là màu xanh trên cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam). Kể từ Quốc hội khóa II, 2 Đảng đã tham gia vào khối Mặt trận Việt Minh (sau là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) liên minh với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tham gia tranh cử Quốc hội. Sau thống nhất, Đảng Dân chủĐảng Xã hội hoạt động trên toàn quốc, đóng vai trò như các chính đảng tham chính, phối hợp và công nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng tham gia vào xã hội và các tổ chức chính quyền, Nhà nước, Quốc hội để kiến thiết đất nước. Các tài liệu, văn kiện của Đảng Cộng sản vẫn thừa nhận và "tiếp thu có chọn lọc" các thành tựu trong lý luận và thực tiễn của "các đảng anh em".

Trước diễn biến phức tạp của tình hình Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và tình hình các thế lực đẩy mạnh thực hiện trào lưu đa nguyên, đa đảng đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại lúc bấy giờ, tại Đại hội đại biểu Đảng Xã hội (từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 7 năm 1988), Đảng đã tuyên bố tự giải tán với lý do "kết thúc sứ mệnh". Ngày 20 tháng 10 cùng năm, tại Đại hội đại biểu Đảng Dân chủ (từ ngày 18 đến ngày 20/10/1988), Đảng Dân chủ tuyên bố tự nguyện giải thể với lý do "đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử".

Tránh nhầm lẫn Đảng Dân chủ thế kỷ 21 (phi chính đảng) của Hoàng Minh Chính là Đảng dân chủ cũ phục hoạt.